Mùa đông thời tiết lạnh và ẩm là nguyên nhân khiến bệnh khớp tái phát và đau hơn. Bệnh khớp được đánh giá là bệnh dễ tổn thương, nhưng khó phát hiện.
Đau khớp khi trời lạnh là một trong những bệnh lý thường gặp ở những người mắc bệnh xương khớp. Vậy nguyên nhân và cách chữa trị tình trạng này ra sao?
1. Tại sao hay bị đau khớp khi trời lạnh
1.1 Do bệnh lý
Theo các chuyên gia về lĩnh vực xương khớp thì, khi thời tiết trở lạnh, không khí lạnh sẽ thâm nhập qua lỗ chân lông thấm qua da thịt của bạn khiến các mạch máu bị co lại. Lúc này thì sự lưu thông máu đến các khớp rất kém, các khớp bị thiếu máu nên rất dễ tái phát các bệnh về khớp trong đó có viêm khớp, thoái hoá khớp, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức hơn bình thường.
Ngoài ra, vào những ngày trời lạnh, nhiều người thường lười vận động hoặc tần suất vận động giảm đi khiến máu lưu thông kém và các khớp chân, tay không được cử động nhiều dẫn đến bệnh tình càng phát triển mạnh.
Trong khi đó, y học hiện đại cho rằng bệnh khớp thường trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển mùa là do áp suất khí quyển thấp. Khi thời tiết thay đổi, áp suất khí quyển giảm xuống, các mô nở ra tạo áp lực lên các khớp.
Đặc biệt đối với những bệnh nhân khớp mạn tính, lớp sụn khớp bị bào mòn trơ ra đầu xương lồi lõm, các dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn nên sẽ cảm nhận các cơn đau nhức, cứng khớp rõ hơn.
Còn theo các nhà khoa học về di truyền học, nguyên nhân được giải thích là do gene và hệ miễn dịch trong cơ thể thay đổi theo mùa.
2.2 Cơ thể không đủ ấm
Ngoài các nguyên nhân về bệnh lý thì nguyên do dẫn đến tình trạng đau nhức khớp còn do cơ thể không đủ ấm. Nếu cơ thể không đủ ấm sẽ dẫn đến máu lưu thông kém, lượng máu tới các khớp xương không đủ khiến người bệnh khó vận động. Do đó trong mùa lạnh cần giữ cho cơ thể luôn được ấm áp, đặc biệt là ở các vùng xương khớp.
-> tham khảo: vì sao nên cho bé bú sữa mẹ trực tiếp
2. Triệu chứng đau khớp khi trời lạnh
2.1 Đau nhức ở các khớp, cột sống
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đau khớp chính là đau nhức ở các khớp và cột sống, tình trạng này thường kéo dài trong suốt quá trình mang bệnh. Tình trạng đau nhức ở các khớp và cột sống là do dịch khớp ít, sụn khớp bị bào mòn khiến hai đầu xương khi chạm vào nhau gây cảm giác đau, đặc biệt là khi vận động, lên xuống cầu thang, xoay và cử động người khi ngủ. Ngoài ra, tình trạng đau kéo dài có thể khiến người mắc bệnh xương khớp mất ngủ, ăn kém, suy nhược cơ thể,...
2.2. Cứng khớp
Tình trạng các khớp bị đơ cứng, khó cử động thường xuất hiện khi người bệnh mới ngủ dậy, diễn ra khoảng 10 - 30 phút đối với người bị thoái hóa khớp, hoặc kéo dài trên 1 giờ đồng hồ đối với những người bị viêm khớp dạng thấp.
2.3. Khớp bị tê, sưng
Ngoài hai triệu chứng kể trên, tê khớp, sưng khớp tăng nặng cũng là dấu hiệu thường gặp mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt ở người già.
Các triệu chứng trên là dấu hiệu cảnh báo của bệnh xương khớp như: Thoái hoá khớp (thoái hóa cột sống, khớp gối, cổ tay, bàn tay….); Viêm khớp dạng thấp; Thoát vị đĩa đệm (lưng, cổ); Loãng xương…
-> xem thêm: nguyên nhân gây béo bụng và cách giảm eo
3. Người bị đau khớp khi trời lạnh nên làm gì?
Để giảm thiểu các cơn đau nhức xương khớp mỗi khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh một cách hiệu quả, an toàn, tránh được những gánh nặng về sau, người bệnh cần chủ động chăm sóc, bảo vệ xương khớp bằng cách:
Vẫn đảm bảo vận động thường xuyên, hợp lý theo từng độ tuổi. Nếu trời lạnh làm bạn lười vận động hơn, thể chất của bạn càng kém.
Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là ở các khớp bị đau, tránh bị dính mưa , có thể chườm ấm các khớp khi trời lạnh. Nhiệt độ thời tiết vào sáng sớm và đêm thường thấp hơn so với ban ngày, do đó trước khi đi ngủ cần giữ ấm cơ thể thật tốt. Trong những ngày trời lạnh, bạn nên sử dụng găng tay, tất, khăn quàng cổ để những vùng khớp không bị cứng và đau nhức.
Duy trì chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ chất và nên hỏi chuyên gia về việc bổ sung vitamin D. Vitamin D có thể đóng một vai trò trong cách nhạy cảm của bạn với đau khớp. Thiếu vitamin D cũng làm tăng nguy cơ loãng xương. Bạn ít có khả năng nhận đủ vitamin D từ nguồn tự nhiên, ánh sáng mặt trời, vào mùa đông, vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ về nhu cầu bổ sung hoặc thực phẩm bổ sung vitamin D.
Uống đủ nước.
Đồng thời, bổ sung các dưỡng chất được chứng minh có lợi cho xương khớp, giúp giảm đau hiệu quả và bảo vệ, phòng tránh bệnh xương khớp tốt hơn.
Khi mắc bệnh đau khớp, người bệnh cần đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Không tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian hay các loại rượu xoa bóp khớp chân, tay,.... mà chưa được sự đồng ý của bác sỹ. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ sẽ giúp tình trạng bệnh được kiểm soát tốt và đạt hiệu quả điều trị cao.
An Spa
Lô 4-A9.4 đường 2/9 phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
08-88-49-89-89
Comments